Archive for February, 2010

Chiến lược SEO cho công ty

Posted on February 27, 2010. Filed under: Kỹ năng Webmaster, Liên kết link, Marketing Tìm Kiếm, Phát triển web, SEO thương hiệu, SEO trên web, Tối Ưu Website, Tối ưu nội dung, Thông tin tìm kiếm, Thủ thuật SEO Blog, Trùng lặp nội dung, Xếp hạng google | Tags: , , |

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một trong những kỹ thuật tốt nhất để đảm bảo rằng bạn sẽ giành được vị trí chiến lược nhất trong công cụ tìm kiếm. (more…)

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

Các mẹo kiếm tiền quảng cáo với Google Adsense

Posted on February 27, 2010. Filed under: Kỹ năng Webmaster, Marketing Tìm Kiếm, Phát triển web, Tối Ưu Website, Thông tin tìm kiếm | Tags: , |

1- Nội dung cái quảng cáo của Google trông như một phần của website, người ta ghét cái cảm giác click quảng cáo giúp 1 ai đó thu lợi nhuận, nhưng họ lại muốn tìm kiếm thông tin hửu ích cho mình

2- Links text tốt hơn links ảnh, tất nhiên, vì phần một tôi nói đó là do tính cách con người, với lại links text cho ta và mọi người nhiều lựa chọn click hơn.

3- Đừng có tách rời cái quảng cáo Google Adsense ra, bạn nên làm cho nó với màu link và màu nền trùng với cái web của bạn.

4- Nên chơi duy nhất 1 loại quảng cáo Google Adsense, vì nó cho ta sự thống nhất và dể quản lý, với lại như thế sẽ không vi phạm quy định của Google Adsense trên cùng 1 trang.

5- Sắp xếp thật hợp lý vị trí đặt Google Adsense, bạn nên làm cho người ta chú ý tức thời khi vào xem cái web của bạn, tuy cách này là tự bán khách cho người khác, nhưng nó lại cho ta một hiệu quả chơi Google Adsense tốt nhất, hãy đặt nó lên đỉnh cái website và một bên hông của bài viết, Google Adsense sẽ hiển thị tốt và sẽ cho một sự “đánh đồng” nội dung cao.

6- Lượng truy cập, bạn đừng có tìm cách qua mặt Google Adsense với những trò click ảo, vì giải thuật tính toán của nó hết sức thông minh, bạn hông tin ư

Hãy chơi đẹp, đó là cách kiếm tiền lâu dài và hợp lý nhất.
7- Bạn nên dùng chính sách một nghề cho chín còn hơn chín nghề, đừng làm nhiều cái web quá, quản lý hông có nổi và lượng truy câmp sẽ hông có nhiều.

8- Hãy nhớ, nội dung là VUA, chơi Google Adsense là quan trọng. Nhưng hãy xem người truy cập là Hoàng hậu, nhưng nếu không có VUA không có người truy cập vào xem nội dung bổ ích cái web của bạn thì chẵng mấy chốc bạn sẽ không kiếm được đồng nào.

9- Luôn tuân thủ các quy định của Google Adsense, bạn tuyệt đối không được vi phạm, vì nghĩ đơn giản Google Adsense người ta chơi nhiều thế quản lý sao nổi, nhận định này là cực kỳ sai lầm vì không ai tự dưng mở két nhà người ta cho bạn lấy tiền.

10- Không bao giờ thay đổi các đoạn HTML mà Google Adsense cung cấp cho bạn.

11- Không được khuyến khích người ta click vào cái quảng cáo của Google Adsense dưới mọi hình thức . Google Adsense chỉ chấp nhận 2 dòng text này ở code của họ, bạn không được viết khác đi : “sponsored links” hoặc “advertisements.”.

12- Không bao giờ tự  click vào quảng cáo Google Adsense của bạn, Đừng ép cái site của bạn quá mức, vì Google Adsense không chấp nhận site đang hoàn thiện, bạn có thể kiểm tra cái code hiển thị thế nào bằng công cụ Google Adsense Sandbox Tool.

13- Không được dán cái Google Adsense vào pop-up windows, trang đang lổi hoặc trang trống.

14- Không bao giờ bạn kiếm được nhiều tiền chỉ vì Google Adsense, hãy đi theo chủ đề bạn có khả năng. Thu nhập Google Adsense sẽ tự đến với bạn.

15- Nếu nội dung ngắn, bạn đặt Google Adsense ở phía trên, nội dung dài bạn đặt Google Adsense vào đâu đó bên trong nội dung, người ta sẽ có nhu cầu tìm kiếm thông tin khi đang đọc .

16-Nếu không thể dùng text như tôi đã nói, bạn buộc dùng hình ảnh thì nên chọn: 300×250 medium rectangle hoặc 160×600 wide skyscraper – hoặc cả 2 nếu bạn đặt nó để hiển thị nhiều trang.

17- Bạn nên làm vài hình ảnh gì đó liên quan đến cái chủ đề web bạn đang theo đuổi, đặt bên cạnh Google Adsense, làm sao cho người ta lầm tưởng các mô tả và đường link của Google Adsense là dẩn tới cái nội dung hình ảnh bạn đang mô tả. ( Google đã cấm)

18- Dòng link trên cùng của bạn, nên làm 1 dòng link của Google Adsense, nó hay đấy chứ ? ( Google đã cấm)

19- Bạn chỉ có thể dán vào 1 trang như thế 3 cái Google Adsense. Một dòng link . 2 cái Search, 1 cái link sản phẩm Google Adsense, nếu bạn có thêm nó cũng chả hiện ra.

20- Nhưng dòng đầu tiên là điều quyết định Google Adsense sẽ hiển thị gì, hãy dùng <h1>, <h2> cho những dòng mô tả này.

21- Nếu là hộp tìm kiếm, hãy cho nó hiển thị ra ở cửa sổ mới, điều này không có vi phạm quy định của Google Adsense, bạn không tin thì hãy mail hỏi họ sẽ biết.
Làm như thế chúng ta sẽ bớt bị mất khách.

22- Đa số mọi người đều nghĩ cái Search luôn nằm trên đỉnh của cái web, cho nên bạn biết đâu là nơi đặt nó rồi chứ ?

23- Nếu có thể, đừng viết hết nội dung vào 1 trang mà hãy để người ta sang trang khác để đọc, việc này sẽ giúp tăng tỷ lệ click Google Adsense hơn, vì người ta vẩn chưa tìm được cái người ta muốn, việc đó sẽ kích thích họ click vào Google Adsense hơn.

24- Dùng URL channels để check được mổi cái web riêng lẻ nếu bạn có nhiều web sài Google Adsense.

25- Nếu CTR trang quá thấp, hãy xem lại cái tiêu đề và nội dung, hãy tối ưu lại nó.

26- Sử dụng Use Overture hoặc Google Adwords Keywords để xe người ta quan tâm đến từ khóa nào nhiều nhất trong lĩnh vực bang đang theo đuổi và cố tối ưu cái trang của bạn hướng theo nó.

27- Hãy dùng chương trình fix click Google Adsense để bảo vệ cái tài khoản của bạn khỏi những click xấu.

28- Hãy dùng Google sitemap, nó có cho bạn biết người dùng đến với bạn bằng các từ khóa nào, và nếu có thể hãy xem người ta quan tâm những từ khóa nào trong cái web của bạn rồi bổ sung thêm cho nó hợp lý.

29- Nếu bạn chỉ vì Google Adsense, hãy xem từ khóa nào có giá trị cao, hãy mua cái Domain có nội dung tương tự đó, rồi xem web nào quảng cáo , web nào liên quan và nội dung phong phú hơn, hãy dùng trình download, down nguyên cái html đó về và dán code Google Adsense của bạn vào, Nó không hiển thị cái nội dung có từ khóa cao đó mới lạ, cái này gọi là tận dụng chất sám.

30- Đừng có khoe khoang cái Domain bạn đang chơi Google Adsense ra đối với mọi người, vì rất dể bị ghen ăn tức ở.

31- Thời gian, chính là thước đó của giá trị 1 click bao nhiều đồng, vào site click liền sẽ có giá trị thấp hơn là đọc nội dung hoặc vài phút sau click. Bởi thế bạn thấy một số site lớn, kinh nghiệm nó đặt Google Adsense ít nhưng giá trị cao.

32- Hãy lọc đi các quảng cáo có tỷ lệ bid quá thấp 0.1$

33- Nên kiếm tên miền nào trên 1 năm tuổi để chơi. Dưới 1 năm tuổi Google nó đánh giá độ trust thấp thì có hiển thị ads có giá trị bid cao vẫn chỉ được tầm 0.01$

Ontoprank

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

Ý nghĩa của một số thẻ meta để làm SEO

Posted on February 25, 2010. Filed under: Crawling / Indexing, Sitemaps / Structure, Tối Ưu Website, Tối ưu nội dung, Thủ thuật seo web, Trùng lặp nội dung |

Meta tag là thẻ dùng để cung cấp các thông tin về website một cách tóm gọn đối với các trình duyệt lẫn người dùng hay bot từ các search engine. Hiện nay, có không ít người đang hiểu sai ý nghĩa của nó và ứng dụng đôi khi không hợp lý trong nhiều website.

Bài viết này sẽ giải thích về ý nghĩa của hầu hết các thẻ Meta tag nhằm giúp các bạn ứng dụng một cách hợp lý hơn và gợi ý các Meta tag bạn nên dùng hoặc không nên dùng.

Meta tag là gì? Đây là thẻ HTML được đặt giữa thẻ    trong của một tài liệu HTML.

Có 2 kiểu sử dụng meta tag thường thấy:

HTML

1. <META HTTP-EQUIV=”name” CONTENT=”content”>

2. <META NAME=”name” CONTENT=”content”>

Ở những thời kỳ đầu khi Meta tags được phát triển nhằm hỗ trợ cho việc phát triển chung của website. Tuy nhiên sau đó việc ứng dụng của nó bị thay đổi lớn, nhiều webmasters đã sử dụng nó một cách thái quá trong việc ứng dụng Meta tags cho keywords (từ khóa) đối với các website có nội dung không lành mạnh.

Rất nhiều từ khóa không liên quan được đặt vào website nhằm giúp cho website đạt kết quả tốt trong kết quả tìm kiếm của các SE. Ví dụ website có nội dung người lớn nhưng lại đặt một số từ khóa liên quan đến các vấn đề nóng hổi khác hoặc về các ngôi sao nổi tiếng mà người dùng thường hay tìm kiếm.

Hiện nay các cỗ máy tìm kiếm đã giảm bớt độ ảnh hưởng của Meta tags cho việc hiển thị kết quả. Google thường bỏ qua sự ảnh hưởng của Meta tags và chỉ sử dụng Google Meta tags (sẽ được giới thiệu dưới đây). Các cỗ máy tìm kiếm khác cũng có cách đọc thẻ này bằng cách riêng của nó.

Sau đây là nội dung giải thích ý nghĩa của các thẻ Meta tags.

I. Các thẻ Meta Tags được khuyến khích sử dụng:

1. Meta Content Language (Dành cho các website không phải tiếng Anh)

Thẻ này được dùng để khai báo ngôn ngữ của website. Thẻ này cũng được dùng tương tự như Meta Name Language. Các robot của SE thường dùng thẻ này để phân loại ngôn ngữ của website.

Ví dụ:

HTML

<META HTTP-EQUIV=”Content-Language” CONTENT=”vi”>

Bạn nên sử dụng thẻ này nếu website của bạn có ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Cá nhân tôi chưa từng thử, tuy nhiên theo như những gì mà tôi tham khảo thì thẻ này rất có ích cho bot phân loại nội dung theo ngôn ngữ.

2. Meta Content Type

Thẻ này dùng để khai báo mã cho website. Bạn nên sử dụng thẻ nay ngay cả khi bạn đã dùng khai báo DTD cho tài liệu HTML. Bởi vì nếu bạn không sử dụng thì có khi người dùng website của bạn sẽ không đọc được nội dung website của bạn do trình duyệt không tự động điều chỉnh mã phù hợp cho website của bạn.

Ví dụ: Nội dung website của bạn được nhập liệu thông qua mã UTF-8 nhưng được hiển thị ở chế độ của ISO hay ASCII. Thả này còn có nhiều lợi ích khác, tuy nhiên bạn có thể tự tìm hiểu thêm về vấn đề này thông qua các trang web về SEO.

Ví dụ:

HTML

http-equiv=”Content-Type” content=”text/html; charset=utf-8″>

3. Meta Description

Thẻ này dùng để mô tả nội dung của một trang web. Nội dung của thẻ này nên được viết ngắn gọn và xúc tích khoảng từ 20 đến 25 từ hoặc ít hơn. Đây là thẻ được hầu hết các SE sử dụng để hiển thị nội dung kết quả tìm kiếm.

Ví dụ:

HTML

<META NAME=”description” CONTENT=”Website Khoa học kỹ thuật, giải trí và đời sống dành cho cộng đồng người Việt cùng chia sẽ kinh nghiệm và trao đổi học hỏi.”>

Thẻ này được khuyến khích sử dụng và nên viết một cách xúc tích nhất nhằm thu hút người dùng bấm vào website của bạn từ kết quả tìm kiếm. Thông thường nếu không dùng thẻ này thì các SE như google cũng sẽ tự động tạo khi index nội dung website. Tuy nhiên bạn nên dùng bởi vì đôi khi các mô tả được index tự động sẽ không được như ý của bạn.

4. Meta Language (Dành cho các website không phải tiếng Anh)

Thẻ này tương tự như Meta Content Language nhưng cấu trúc khác như sau:

HTML

<META NAME=”Language” CONTENT=”english”>

II. Các thẻ phụ khác:

Các thẻ sau đây được gọi là thẻ phụ vì cũng được khuyến khích dùng nhưng không thật sự quan trọng, bạn có thể dùng cũng được hoặc không dùng cũng chẳng sao.

1. Meta Abstract

Cung cấp nội dung tóm tắt cho phần mô tả của website. Thẻ này chỉ được dùng để mô tả ngắn gọn hơn để bot có thể xác định được chính xác hơn nội dung website của bạn. Nội dung của thẻ này thường khoảng 10 từ trở lại.

Ví dụ:

HTML

<META NAME=”Abstract” CONTENT=”Website khoa học kỹ thuật, giải trí và đời sống.”>

Thẻ này hiện tại không nằm trong các thuật toán của Google, Yahoo!, và MSN.

2. Meta Author

Thẻ này dùng để hiển thị tác giả của một nội dung trên website. Nội dung của thẻ này thường là tên của người đã tạo ra website. Bạn nên dùng thẻ này bằng tên của mình thay vì dùng email để tránh việc bị spam mail. Nếu bạn muốn người dùng liên hệ với mình thì nên dùng một form để liên hệ sẽ tốt hơn.

Ví dụ:

HTML

<META NAME=”Author” CONTENT=”NGUYEN VU TUAN ANH, myemail@mydomain.com”>

Thẻ này không được index bởi Google, Yahoo!, hay  MSN, do đó cũng không hỗ trợ cho bạn trong việc tăng thứ hạng, nhưng nó được ứng dụng như một chuẩn sử dụng của Meta tag.

3. Meta Copyright

Đây chỉ là thẻ mang tính thương hiệu hay các thông tin bản quyền cá nhân hay sở hữu trí tuệ của bạn.

Ví dụ:

HTML

<meta name=”copyright” content=”Copyright 2008″>

Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này bởi vì nó chỉ mang tính tượng trưng và không có nghĩa là nó bảo vệ được bản quyền của bạn.

4. Meta Designer

Thẻ này dùng để cung cấp thông tin về người thiết kế giao diện cho website.

Ví dụ:

HTML

<META NAME=”Designer” CONTENT=”BabyWolf”>

Các SE cũng không sử dụng thẻ này, thẻ này chỉ ứng dụng cho Designer muốn quảng cáo về mình.

5. Meta Google

Thẻ này chỉ được sử dụng cho việc bạn muốn loại bỏ nội dung khỏi google. Các thuộc tính của thẻ này:

Googlebot: noarchive – không cho phép google hiển thị nội dung cache của site bạn.

Googlebot: nosnippet – Không cho phép google hiển thị nội dung trích dẫn hoặc cache.

Googlebot: noindex – Không index những trang web nào đó của bạn.

Googlebot: nofollow – Loại bỏ việc đánh giá PageRank hoặc link từ trang này.

Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này ngoại trừ bạn muốn điều khiển google bot theo ý của mình cho cấu trúc website của bạn. Đây là thẻ mà google chắc chắn quan tâm đến. Hoặc bạn cũng có thể ứng dụng các thẻ này trong trường hợp thực tiễn sau: Bạn thay đổi cấu trúc nội dung và đường dẫn website, bạn sẽ vẫn giữ phiên bản cũ nhưng với thẻ này để google sẽ tự động xóa các index tương ứng với link này. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dùng Redirect Permanently 301 sẽ giúp cho bạn chuyển PageRank từ trang cũ qua trang mới.

6. Meta Keywords

Thẻ từ khóa được dùng để định dạng nội dung trang web. Từ khóa được sử dụng bởi các SE để index site của bạn có thêm thông tin từ các nội dung của title, body, và các thành phần khác. Từ này thường được dùng để cung cấp các từ khóa liên quan đồng nghĩa hoặc tương tự với các từ khóa của title.

Ví dụ: Title của trang web cho bài viết này là “SEO – Ý nghĩa các thẻ meta | Diễn đàn khoa học kỹ thuật”. Bạn có thể ứng dụng keywords như sau:

HTML

<META NAME=”keywords” CONTENT=”khái niệm, quảng bá web, tag, forum, technical, science, thảo luận, trao đổi”>

Bạn nên sử dụng keywords một cách thận trong và bảo đảm sự tương thích với nội dung. Website của bạn có thể bị phạt hoặc đưa vào blacklist nếu bạn quá lạm dụng nó. Việc sử dụng keywords cũng có thể là một con dao hai lưỡi đối với bạn. Bạn có thể mất vài giờ để nghiên cứu cách viết keywords tốt nhất và đối thủ của bạn chỉ mất vài phút để thừa hưởng từ bạn.

7. Meta MSN (No ODP)

Thẻ này được ứng dụng cho việc mô tả website của bạn ở kết quả tìm kiếm của MSN. Do MSN thường hay sử dụng mô tả của DMOZ nên dùng thẻ này sẽ giúp cho MSN chuyển qua dùng mô tả của bạn.

Ví dụ:

HTML

<META Name=”msnbot” CONTENT=”NOODP”>

8. Meta Title

Nội dung thẻ này được sử dụng tương tự như thẻ title .

Ví dụ:

HTML

<META NAME=”Title” CONTENT=”Page Title Here”>

Thẻ này được sử dụng bởi Yahoo! và MSN.

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

Ý nghĩa các thẻ META trong HTML SEO

Posted on February 24, 2010. Filed under: Crawling / Indexing, Kỹ năng Webmaster, SEO trên web, Tối Ưu Website, Tối ưu nội dung, Từ khóa Hot, Thủ thuật seo web, Trùng lặp nội dung |

Bài viết này nhằm cung cấp thêm thông tin về ý nghĩa của các thẻ trên để giúp bạn lưu ý khi quyết định sử dụng các thẻ này từ một số website cung cấp nguồn thông tin không chính xác.

  1. Meta Content Script Type
  2. Meta Content Style Type
  3. Meta Distribution
  4. Meta Expires
  5. Meta Generator
  6. Meta MS Smart Tags
  7. Meta Pragma No-Cache
  8. Meta Publisher
  9. Meta Rating
  10. Meta Refresh
  11. Meta Reply-To
  12. Meta Resource Type
  13. Meta Revisit After
  14. Meta Robots
  15. Meta Set Cookie
  16. Meta Subject
  17. Meta Content Script Type

Thẻ này được dùng để cho biết các mã script sử dụng trong tài liệu HTML là gì. Ví dụ:

HTML

<META HTTP-EQUIV=”Content-Script-Type” CONTENT=”text/javascript”>

Thẻ này bạn không cần dùng bởi vì các bot của SE dùng có cách riêng của nó để nhận biết được script trong HTML của bạn là loại gì. Ngoài ra các trình duyệt (browser) cũng được phát triển các phương thức riêng để nhận biết loại script trong HTML.

Meta Content Style Type

Thẻ này được dùng để cho biết kiểu (style) bạn dùng để định dạng văn bản là loại gì. Ví dụ:

HTML

<META HTTP-EQUIV=”Content-Style-Type” CONTENT=”text/css”>

Tương tự như trên thì thẻ này cũng không cần thiết phải dùng.

Meta Distribution

Thẻ này dùng để khai báo thông tin rằng nội dung web của bạn được phân bố trong phạm vi thế nào. Có 3 loại lựa chọn cho thẻ này:

Global (toàn bộ website)

Local (Chỉ dùng cho nhóm ip của website)

IU (Internal Use – Sử dụng nội bộ, không public ra ngoài).

Ví dụ sử dụng:

HTML

<META NAME=”Distribution” CONTENT=”Global”>

Thẻ này bạn cũng không cần phải dùng đến vì nếu để giới hạn phạm vi sử dụng thì bạn có thể dùng robots.txt hoặc .htaccess.

Meta Expires

Thẻ này dùng để thông báo thời gian trang nội dung của bạn sẽ bị hết hạn.

Cách sử dụng như sau:

HTML

<META HTTP-EQUIV=”expires” CONTENT=”Wed, 26 Feb 2004 08:21:57 GMT”>

Thẻ này bạn cũng không cần thiết phải sử dụng vì những bot ví dụ như Google cũng chẳng quan tâm đến và mặc dù bạn có để thẻ này thì google vẫn cache website của bạn như thường. Vì vậy bạn không cần phải mất thời gian quan tâm đến thẻ này.

Meta Generator

Thẻ này dùng để cung cấp thông tin về công cụ bạn dùng để tạo ra tài liệu HTML của bạn.

Ví dụ:

HTML

<META NAME=”Generator” CONTENT=”FrontPage 4.0″>

Ngay cả về ý nghĩa của nó bạn đã thấy điều này hoàn toàn chẳng cần thiết và bạn cũng nên xóa nó đi nếu như công cụ bạn dùng tạo ra nó để nhìn cho gọn gàng hơn và tập trung vào những thứ cần thiết.

Meta MS Smart Tags

Thẻ này được Microsoft phát triển trong một bản beta của trình duyệt IE nhưng sau đó phải bỏ đi do người dùng không thích những thẻ này. Về ý nghĩa của thẻ này chắc hẳn bạn nghe thấy cũng đã hết muốn dùng bởi ví nó phục vụ chính cho mục đích quảng cáo của Microsoft hơn là dành cho người dùng. Khi thẻ này được khai báo thì trình duyệt sẽ tự động chèn vào các đường link mà không phải do tác giả tạo ra.

Cấu trúc sử dụng như sau:

HTML

<META NAME=”MSSmartTagsPreventParsing” CONTENT=”TRUE”>

Theo các tài liệu về SEO mới hiện nay chắc cũng chẳng có nơi nào khuyến khích việc dùng thẻ này hay rất hiếm khi đề cập đến thẻ này. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ SEO của một công ty nào đó mà công ty này dùng thẻ này thì bạn nên chọn dịch vụ của công ty khác là vừa.

Meta Pragma No-Cache

Thẻ này được dùng để báo cho trình duyệt biết tất cả các đối tượng trong web của bạn đều phải được load từ server chứ không dùng cache. Các SE không quan tâm đến thẻ này, ý nghĩa của nó chỉ đơn thuần là hướng tới người dùng. Giả sử như javascript, css hay hình ảnh bạn thường xuyên thay đổi mà muốn người dùng nhìn thấy phiên bản mới thì mới dùng trong mục đích này.

Cách sử dụng:

HTML

<META HTTP-EQUIV=”Pragma” CONTENT=”no-cache”>

Tuy nhiên việc lúc nào cũng truy xuất đến server của bạn cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động của server và website của bạn tất nhiên sẽ hoat động chậm hơn do server của bạn phải phản hồi lượng request nhiều hơn.

Meta Publisher

Thẻ này tương tư như thẻ Meta Generator với cách sử dụng như sau:

HTML

<META NAME=”Publisher” CONTENT=”FrontPage 4.0″>

Meta Rating

Thẻ này không được đề cập đến từ W3C và chỉ dùng để hiển thị cho điểm đánh giá nội dung website của bạn. Cách sử dụng cũng không rõ ràng và bot cũng không quan tâm đến thẻ này.

Meta Refresh

Thẻ này được dùng để khai báo cho trình duyệt biết thời gian để tự động chuyển đến một trang khác. Cấu trúc sử dụng như sau:

HTML

<META HTTP-EQUIV=”Refresh” CONTENT=”3;URL=http://www.domain.com/page.html”>

Với những trang HTML có chứa thẻ như trên thì sẽ tự động chuyển đến trang web http://www.khkt.net sau thời gian 3 giây. Theo thông tin tôi được biết thì bot có khả năng đọc được thẻ này và việc ứng dụng nó có thể bị cho là spam. Nếu muốn dùng thẻ này bạn nên dùng chức năng chuyển trang 301 hoặc 302.

Meta Reply-To

Thẻ này không nên dùng vì dễ dàng tạo điều kiện cho các spammers gửi email đến bạn và mục đích của thẻ này chỉ nhằm để cho biết ai là người sẽ chịu trách nhiệm nhận email cho hệ thống website của bạn.

Cách sử dụng:

HTML

<meta name=”reply-to” content=”your.email@address.com” />

Meta Resource Type

Thẻ này được dùng để khai báo kiểu dữ liệu cho trang web của bạn. Bạn không cần thiết phải dùng thẻ này, thay vì dùng thẻ này bạn nên dùng kiểu khai báo của các DTD sẽ tốt hơn.

HTML

<META name=”resource-type” content=”document”>

Meta Revisit After

Thẻ này theo một số thông tin cho biết được dùng để khai báo cho bot biết nên quay lại lúc nào để cập nhật thông tin website của bạn nhưng điều này thật sự không chính xác bởi vì các bot đều viếng thăm website của bạn theo chu kỳ lịch trình riêng của nó. Vì vậy bạn cũng không cần phải sử dụng thẻ này.

HTML

<META NAME=”Revisit-After” CONTENT=”30 days Days”>

Meta Robots

Thẻ này mục đích chỉ để thông báo cho bot biết có nên index lại nội dung hay không, các liên kết trong website đó có cần phải ghi nhận lại hay không.

Các sử dụng:

HTML

<META NAME=”ROBOTS” CONTENT=”NOINDEX,FOLLOW”>

Thay vì dùng thẻ này thì bạn nên dùng .htaccess hoặc robots.txt sẽ tốt hơn. Có một số ý kiến cho rằng file robots.txt sẽ không được đọc đến nếu như bot đi từ trang trong chứ không phải trang chính, điều này không đúng. Để kiểm nghiệm bạn có thể xem logs website của mình.

Meta Set Cookie

Thẻ này bạn không cần thiết phải dùng bởi vì nó đã quá xưa rồi và các ngôn ngữ lập trình server side hỗ trợ tốt hơn nhiều cho việc lưu thông tin cookie thay vì phải dùng qua thẻ của HTML.

Ví dụ sử dụng:

HTML

<META HTTP-EQUIV=”Set-Cookie” CONTENT=”cookievalue=xxx;expires=Wednesday, 21-Oct-98 16:14:21 GMT; path=/”>

Meta Subject

Thẻ này để khai báo chủ đề của website. Cách sử dụng:

HTML

<META NAME=”Subject” CONTENT=”Web Page Subject”>

Bạn không cần thiết phải dùng thẻ này do cả trình duyệt lẫn bot đều không hỗ trợ cho thẻ này.

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

Clip hướng dẫn submit url lên google

Posted on February 24, 2010. Filed under: Công cụ seo, Crawling / Indexing, Kỹ năng Webmaster, Phát triển web, Tối Ưu Website |

Tut Seo video 24hseo.com – Quảng bá website – Quảng cáo website

Hướng dẫn add url website lên googleĐầu tiên các bạn truy cập vào link : http://google.com/addurl

URL: Gõ tên website của bạn , Vd : http://24hseo.com

Comments: Gõ các từ khóa bạn muốn submit ( đăng kí lên công cụ tìm kiếm ) sau đó nhập mã xác nhận và lick add url để đăng kí website lên google
Thank youYour site URL has been successfully added to our list of URLs to crawl. Please note that we do not add all submitted URLs to our index, and we cannot make any predictions or guarantees about when or if they will appear.
You may also be interested in Google webmaster tools, which shows you Google’s view of your site, helps you diagnose problems, and lets you share information with us to help improve your site’s visibility in our search results
Bạn đã đăng kí thành công Chúc các bạn khởi đầu với công việc quảng cáo website

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

Nâng hạng từ khóa với Sitemap website

Posted on February 23, 2010. Filed under: Liên kết link, Tối Ưu Website, Tối ưu nội dung, Trùng lặp nội dung, Xếp hạng google |

Có vị trí cao trên kết quả tìm kiếm của Google là ước mơ, là động lực của hầu hết những ai muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình trên internet – bởi Google luôn hiếm thị phần trên 80% tại Việt Nam và trên 50% toàn cầu. Nhưng làm gì để đạt được điều đó?

Sitemap, nói nôm na là cái sơ đồ của website. Đối với các website động thì URL dẫn đến các trang web thường có dạng:http://www.vidu.com/index.php?option=catid… hay http://www.vidu.com/default.asp?aid=318&l=VN … tức là trên URL thường có sự hiện diện của các ký tự đặc biệt như “=“, “?“, “&“,…

Đây là những ký tự thuộc loại “khó nuốt” đối với các “robots” – lực lượng có nhiệm vụ index các website cho các cỗ máy tìm kiếm. Chính vì vậy, với các website nhỏ, nếu sử dụng các URL thuộc dạng “động” như trên thì cơ hội website được index vào sâu các nội dung bên trong là rất khó.

Vì lý do này, Google đã cho ra đời một kỹ thuật gọi là sitemap – tức tạo sơ đồ site cho các robots biết đường index các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng. Kỹ thuật này thực chất rất đơn giản: Dùng một phần mềm chuyên dụng, cho index toàn bộ nội dung của website, sau đó gi lại thông tin đường đi rồi lưu lại thành một file với định dạng xml.

Sau đó, đưa file này lên thư mục gốc của website. Mỗi khi các robots của Google (gọi là Googlebots) đến index website, chúng chỉ việc index sitemap này là đủ mà không cần phải “mò mẫm” tìm kiếm nội dung của cả website.

Để tạo ra sitemap, có rất nhiều phần mềm cho bạn lựa chọn. Hãy vào chính Google đánh từ khóa: “sitemap builder”, bạn sẽ có vô vàn sự lựa chọn. Tuy nhiên, qua khảo sát và thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, phần mềm Gsitemap của hãng Vigos là dễ sử dụng mà hiệu quả cao nhất.

Để cài đặt phần mềm này, trước hết, bạn cần phải cài đặt chương trình .Net Frame work của Microsoft (Bản 1.1 hoặc 2.0 đều được – tải chương trình tại đây ). Khi cài đặt hoàn tất Frame Work, bạn bắt đầu cài Gsitemap rất dễ dàng bằng cách chọn các thao tác mặc nhiên theo yêu cầu.

Xong xuôi, bạn nhấn vào nút Web Spider (hình quả cầu và kính lúp), một hộp thoại hiện lên. bạn nhấn nút Start. Phần mềm bắt đầu thao tác index website của bạn. Khi việc index hoàn tất (dấu hiệu là các Threat đều hiện lên chữ stopped), bạn hãy nhấn vào nút Stop/Close.

Hộp thoại biến mất. giờ bạn hãy nhấn vào nút: Generate (cạnh nút Web Spider) để tạo sitemap.

Xong việc, bạn chọn File/save hoặc nhấn Ctrl S để lưu sitemap lại với tên sitemap.xml (chọn theo hình bên). Khi có sitemap, bạn dùng bất cứ một chương trình FTP nào (hoặc dùng ngay công cụ Upload của Gsitemap để đưa sitemap lên server (host) vào ngay vị trí thư mục gốc của website (ví dụ:www.abc.com/sitemap.xml).

Bước tiếp theo là bạn test thử xem sitemap đã nằm đúng vị trí chưa bằng cách đánh địa chỉ: www.websitecuaban.com/sitemap.xml. Nếu bạn thấy sitemap xuất hiện là tốt, nếu chưa, bạn phải upload lại theo đúng hướng dẫn.

Bước cuối cùng: Bạn phải báo với Google là bạn đã đưa sitemap lên thành công bằng cách: Nhấn vào nút “Notify” (hình bóng đèn vàng, trên hàng công cụ).

Như vậy là hoàn tất các thủ tục tạo sitemap và kích hoạt sitemap hoạt động. Từ nay, mỗi khi cập nhật tin bài, sản phẩm, dịch vụ mới, bạn lại phải làm lại các thao tác trên, tạo sitemap mới và chép đè lên sitemap cũ.

Tuy vất vả, nhưng bạn sẽ được đền đáp xứng đáng khi website của bạn được google index liên tục và kết quả tìm kiếm ngày càng được cải thiện và có nhiều cơ hội vươn lên Top.

Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng với các website kinh doanh, website công ty, trường học, giới thiệu sản phẩm, du lịch,… mà không có tác dụng với các trang tin tức, báo điện tử hoặc Thương mại điện tử do thông tin quá lớn và được cập nhật liên tục.

Các website này không cần sử dụng sitemap nhưng Google vẫn index tốt và thường xuyên vì bản thân các website này có traffic (lưu lượng truy cập) lớn, Google sẽ dành nhiều ưu tiên

Trích Google Tìm Kiếm

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

Mạng xã hội Google Buzz

Posted on February 23, 2010. Filed under: Công cụ seo, Kỹ năng Webmaster, Phát triển web |

Gã khổng lồ trong lĩnh vực Internet vừa ra mắt một công cụ mạng xã hội ảo trong dịch vụ e-mail nổi tiếng của mình nhằm cạnh tranh với FaceBook và Twitter.

Google Buzz1 Google khai trương mạng xã hội Google Buzz
Google Buzz có cả phiên bản di động.

Google Buzz được tích hợp rất nhiều tính năng đã biến Facebook trở thành mạng xã hội nổi tiếng nhất hiện nay. Nhờ đó, người dùng Gmail không cần phải đăng nhập vào các mạng ảo khác nhưng vẫn có thể giao tiếp với bạn bè và gia đình khi đang sử dụng Gmail.

Trong vài ngày tới, Google sẽ cập nhật một đường link kết nối với Google Buzz trên góc trái trên cùng của Gmail.

Cũng giống như FaceBook, Google Buzz cho phép người dùng Gmail cập nhật những gì họ đang làm và đang nghĩ, thậm chí chia sẻ với cả thế giới hay với chỉ một nhóm người. Người dùng Gmail cũng sẽ có thể theo dõi những cập nhật của người khác và nhanh chóng comment ý kiến của mình trên mạng xã hội.

Và, cũng giống như Facebook, Google Buzz có thể trình diễn video, ảnh và những đường link thú vị.

Google Buzz còn có nhiều nét tương đồng với Twitter, “tiểu blog” cho phép người dùng gửi tin nhắn 140 ký tự. Ứng dụng di động của Google Buzz rất giống với Twitter, cho phép mọi người nhìn thấy các update của những người “hàng xóm”.

Một số tính năng của mạng xã hội Google Buzz sẽ sớm được tích hợp trong các dịch vụ nhắn tin IM và các e-mail khác, như Google Chat của Yahoo và Microsoft. Google Chat được gắn trong Gmail nhưng vẫn đang bị giới hạn khả năng hiển thị trạng thái update của người dùng.

Google trình làng mạng xã hội Orkut cách đây 6 năm, chỉ vài tuần trước khi Facebook bước vào thế giới ảo. Tuy nhiên, Orkut không gây được sự chú ý, trong khi đó, Facebook trở thành hiện tượng với hơn 400 triệu người dùng khắp thế giới.

Nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin tỏ ra tin tưởng Google Buzz sẽ gặt hái nhiều thành công.

“Mục sở thị” mạng xã hội Google Buzz:

Google Buzz2 Google khai trương mạng xã hội Google Buzz
Giao diện Google Buzz.

Google Buzz3 Google khai trương mạng xã hội Google Buzz
Có thể xem trước hình ảnh bằng thumbnail.

Google Buzz4 Google khai trương mạng xã hội Google Buzz
Chia sẻ video.

Google Buzz5 Google khai trương mạng xã hội Google Buzz
Công cộng (public) hay cá nhân (private)?

Google Buzz6 Google khai trương mạng xã hội Google Buzz
Xem Profile của Google Buzz.

Theo Dân Trí

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

Khám phá Tính năng Bổ sung Google Buzz

Posted on February 23, 2010. Filed under: Kỹ năng Webmaster, Marketing Tìm Kiếm, Phát triển web, SEO thương hiệu |

Google Maps với Buzz cho phép bạn:

  • Chia sẻ mẹo, đưa ra đề xuất, đăng hình ảnh hoặc cho biết điều gì đang xảy ra và gắn thẻ sự kiện đó với một địa điểm.
  • Xem trên bản đồ những điều mọi người đang thảo luận, chẳng hạn như một buổi hoà nhạc hoặc sự ách tắc giao thông sắp xảy ra.
  • Xem buzz về một địa điểm hoặc doanh nghiệp, chẳng hạn như món ăn ngon nhất tại một nhà hàng.

Buzz cũng có thể được sử dụng cùng với các sản phẩm Google khác ngoài Maps dành cho điện thoại di động. Tìm hiểu thêm về cách sử dụng Google Buzz trong các sản phẩm khác từ máy tính hay điện thoại di động của bạn.

Đăng và xem

Bạn có thể xem Buzz vào bất kỳ lúc nào nhưng để đăng thì bạn phải đăng nhập vào Tài khoản Google.

  • Lớp Buzz: đăng hoặc xem buzz trên bản đồ.
    1. Mở trình đơn chính và chọn ‘Lớp’ > ‘Buzz’.
    2. Các biểu tượng Buzz sẽ xuất hiện trên bản đồ nếu có; hãy chọn một biểu tượng Buzz để xem hoặc chọn chế độ xem danh sách để xem tất cả buzz trên bản đồ theo danh sách.
    3. Tuỳ thuộc vào điện thoại của bạn, hãy đăng buzz bằng cách chọn một nút trên màn hình hoặc tuỳ chọn ‘Thêm Buzz’ trên trình đơn chính.
    4. Bạn có thể tuỳ ý đính kèm ảnh hoặc thay đổi vị trí được gắn thẻ của bạn thành địa điểm gần đó thay vì vị trí hiện tại.
  • Địa điểm: đăng hoặc xem buzz về một địa điểm cụ thể, chẳng hạn như một doanh nghiệp.
    1. Tìm một địa điểm hoặc doanh nghiệp trên bản đồ hoặc bằng cách tìm kiếm.
    2. Mở chế độ xem chi tiết của địa điểm hoặc doanh nghiệp đó bằng cách chọn cửa sổ thông tin bản đồ hoặc danh sách kết quả tìm kiếm.
    3. Chọn tuỳ chọn để xem buzz về địa điểm đó.
    4. Đăng buzz hoặc xem những điều người khác đã nói.

Nhận xét

Chọn buzz cụ thể từ một địa điểm hoặc bản đồ để đăng một nhận xét hoặc xem các nhận xét mà những người khác đã thêm vào.

Vị trí

Buzz trong Google Maps luôn được gắn thẻ với một vị trí. Vị trí đó là một địa điểm cụ thể như doanh nghiệp hoặc là vị trí hiện tại của bạn. Nếu bạn đăng buzz về một địa điểm cụ thể, bạn có thể thay đổi thẻ từ vị trí gần đúng hiện tại của mình thành một doanh nghiệp gần đó trước khi đăng.

Ảnh

Đăng các ảnh có liên quan đến địa điểm để những người khác có thể xem. Khi đăng buzz, hãy chọn tuỳ chọn để đính kèm ảnh.

Bảo mật

Buzz được đăng trong Google Maps dành cho điện thoại di động sẽ được công khai và hiển thị trong Maps, tiểu sử trên Google của bạn và ở bất kỳ đâu có thể truy cập Buzz, bao gồm các sản phẩm khác của Google. Buzz và bất kỳ nhận xét nào mà bạn thêm vào sẽ luôn bao gồm nội dung, tên, ảnh tiểu sử, ngày đăng và vị trí được gắn thẻ. Khi bạn đăng buzz lần đầu, một tiểu sử công khai trên Google sẽ được tạo cho bạn nếu bạn chưa có tiểu sử nào. Truy cập tiểu sử của bạn tại http://www.google.com/profiles/me.

Bạn không thể xoá buzz khỏi Google Maps dành cho điện thoại di động. Bạn phải xoá buzz đã đăng khỏi Tài khoản Google của mình bằng cách sử dụng Google Buzz trong các sản phẩm khác, như Gmail, từ máy tính hoặc điện thoại di động của bạn. Bạn phải báo cáo lạm dụngtrong Google Buzz bằng cách sử dụng các sản phẩm khác này, như Gmail, ứng dụng Buzz dành cho điện thoại di động hoặc tiểu sử trên Google.

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

Title – cách tối ưu như thế nào hiệu quả ?

Posted on February 22, 2010. Filed under: Crawling / Indexing, Kỹ năng Webmaster, Tối Ưu Website, Tối ưu nội dung, Trùng lặp nội dung |

Tại sao title lại quan trọng?

  • Đơn giản đó là nơi bạn click để đi đến trang được tìm kiếm trên SE, thể hiện phần nào sự liên quan đến keyword.
  • Là nơi đầu tiên mà các spider, webcrawler thấy khi bắt đầu quá trình scan.
  • Nói cho các SE (hoặc là user) biết site bạn đang nói về cái gì.
  • Title tốt có thể giúp chúng ta hiển thị và đứng vững tốt trên SERPs cho mỗi lần có truy vấn, điều đó đồng nghĩa mang lại thêm nhiều khách hàng (user) tìm năng.

Write Highly Optimized Title Tags Title Tags cách tối ưu như thế nào?

Có thể tìm Titles Page ở đâu?

Trên SERPs…

Page Titles in the SERPs Title Tags cách tối ưu như thế nào?

Trên trình duyệt…

freelancer title page Title Tags cách tối ưu như thế nào?

Trong Source Code…

source code title page Title Tags cách tối ưu như thế nào?

Vậy làm sao để có thể tạo Titles Page thân thiện?

1. Add keyword chủ đạo, loại bỏ các keyword không liên quan đến nội dung.

2. Giới hạn mỗi title không quá 70 kí tự

Page Titles in the SERPs with character Title Tags cách tối ưu như thế nào?

3.  Trừ khi tên công ty hay doanh nghiệp chúng ta đã quá nổi tiếng (vd: FTP, Chợ điện tử, Trung Nguyên Coffee,…) không thì nên đặt cuối cùng hoặc chăng bỏ ra khỏi keyword. Nếu tên doanh nghiệp chúng ta mang luôn keyword, còn khi đã SEO Title tốt thì như “nhất tiển song điêu” người dùng sẽ biết đến chúng ta mà thôi, không việc gì phải tốn không gian cho việc không nhất thiết phải làm.

4. Cố gắng là duy nhất

Hiện nay sản phẩm + các hình thức kinh doanh của các công ty gần như rất giống nhau cho nên keyword cũng có hiện tượng tương tự. Hãy cố gắng keyword của chúng ta là gần như duy nhất trong cái mớ bòng bong đó nhưng vẫn đảm bảo được tính khả dụng cao. Nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ 1 copywritter là 1 suy nghĩ không tồi.

mèo Tom

Read Full Post | Make a Comment ( None so far )

« Previous Entries

Liked it here?
Why not try sites on the blogroll...